Kết quả phân lập tuyển chọn và ứng dụng nấm đối kháng TRICHODERMA tại Quảng Nam

Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KH-CN thuộc Sở Khoa học & Công nghệ đã tiến hành phân lập, tuyển chọn được một số loài nấm Trichoderma có khả năng đối kháng mạnh với các loại nấm bệnh gây hại cây trồng và xây dựng mô hình thử nghiệm đã đem lại đạt kết quả tốt thể hiện qua các chỉ tiêu: Sinh trưởng, phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất cao, chi phí đầu tư giảm.

Trichoderma là nấm đối kháng dễ dàng phát triển trên tất cả các loại đất tự nhiên, đất nông nghiệp và trong một số môi trường sống khác. Trichoderma là loại nấm mốc có phổ đối kháng rộng đối với các loại nấm gây bệnh hại cây trồng và có khả năng kích thích sự phát triển của rễ cây. Việc khai thác tiềm năng của Trichoderma dưới dạng chế phẩm sinh học như một tác nhân sinh học phòng trừ nhiều bệnh hại cây trồng, giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp không dư lượng thuốc hóa học, phòng trừ bệnh hại để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, cân bằng sinh thái môi trường và hướng đến một nền nông nghiệp bền vững đã và đang được các nước trên thế giới quan tâm.

          Chế phẩm Trichoderma tại thị trường Quảng Nam có rất nhiều loại với tên gọi khác nhau, được nhiều hộ dân biết đến và đang ứng dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, các loại chế phẩm này được nhập từ nơi khác về, giá thành cao và người dân chủ yếu sử dụng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh là chính, chủng nấm được phân lập ở nơi khác có điều kiện tự nhiên khác nơi ứng dụng nên không phát huy được hết đặc tính sinh học, đối kháng bệnh.

          Để đảm bảo tính hiệu quả của Trichoderma và phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KH-CN xây dựng và thực hiện đề tài: “Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất chế phẩm Trichoderma, phân bón qua lá thủy phân từ trùn quế phục vụ cho cây trồng tại Quảng Nam”, đề tài đã tiến hành phân lập, tuyển chọn được một số loài nấm Trichoderma có khả năng đối kháng mạnh với các loại nấm bệnh gây hại cây trồng và xây dựng mô hình thử nghiệm với kết quả cụ thể như sau:

1.     Địa điểm thu mẫu:

Tiến hành thu mẫu tại 4 huyện/thị xã: Duy Xuyên, Phú Ninh, Tiên Phước và Điện Bàn với số lượng 85 mẫu.

          Dựa vào kết quả định danh, đánh giá khả năng sinh tổng hợp enzyme và đối kháng với một số nấm bệnh gây hại cây trồng đã tuyển chọn được 4 loài nấm Trichoderma tốt nhất và phù hợp để sản xuất chế phẩm Trichoderma ứng dụng cho cây trồng tại địa bàn tỉnh Quảng Nam, gồm:

DX08-04.2: Trichoderma asperellum (Nam Phước 8 - Duy Xuyên)

TP01-09.1: Trichoderma viride (Tiên Hiệp 1 - Tiên Phước)

DB11-02.1: Trichoderma viride (Điện Quang - Điện Bàn)

PN 16-05.3: Trichoderma virens (Tam Thành - Phú Ninh)

2.     Xây dựng mô hình thử nghiệm:

Tiến hành khảo nghiệm trên hai đối tượng cây trồng là rau cải xanh và cây khổ qua tại xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn, đã sản xuất thử nghiệm thành công 100 kg chế phẩm Trichoderma đạt mật độ 108CFU/gam, kết quả thu được:

          - Diện tích khảo nghiệm: 400 m2 (mỗi mô hình 200 m2)

- Hộ tham gia: Ông Bùi Văn Lên

- Loại cây trồng: Cây khổ qua và cây cải bẹ xanh.

Phương pháp thực hiện: