Hiệu quả từ cơ quan sự nghiệp Khoa học và Công nghệ

Với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị ứng dụng và chuyển giao KH&CN đến với các địa phương và người dân, những năm qua Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KH-CN Quảng Nam đã tiếp nhận công nghệ và triển khai thực hiện thành công nhiệm vụ KH&CN ở 18/18 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam.

            Qua 20 năm tái lập tỉnh, Quảng Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật; từ tỉnh thuần nông, nghèo đến nay đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ một cách rõ nét, đã vươn lên thành tỉnh phát triển khá của miền Trung, trong đó có sự đóng góp của Khoa học và Công nghệ (KH&CN).

       Với việc triển khai thực hiện Nghị quyết 58/2006/NQ-HĐND ngày 20/7/2006 về Chiến lược phát triển KH&CN tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2020, KH&CN đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

       Tiếp theo những thành công của Nghị quyết 58/2006/NQ-HĐND là Nghị quyết 17/2016/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 về Chiến lược phát triển KH&CN của tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 sẽ là định hướng quan trọng cho KH&CN, góp phần đưa kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

       Xuất phát từ những cơ sở trên, với chức năng đơn vị ứng dụng và chuyển giao KH&CN đến với các địa phương và người dân, những năm qua Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KH-CN Quảng Nam đã tiếp nhận công nghệ và triển khai thực hiện thành công nhiệm vụ KH&CN ở 18/18 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, điển hình:

     1. Tiếp nhận, làm chủ một số công nghệ:

       1.1. Lĩnh vực vi sinh:

           - Chế phẩm vi sinh vật (FBP) để sản xuất phân hữu cơ vi sinh vật chức năng (FMF);

            - Chế phẩm vi sinh vật (TAMIC) dạng bột và dạng dịch xử lý môi trường (mùi hôi trong chăn nuôi, rác thải, nước thải sinh hoạt, nước thải thủy sản);

           - Phân lập và sản xuất chế phẩm Trichoderma (nấm đối kháng) phòng, chống bệnh và sản xuất phân bón qua lá thủy phân từ trùn quế;

           - Sản xuất chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất và nấm rễ cộng sinh Mycorrhiza phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững;

           - Sản xuất giống và trồng 06 loại nấm thương phẩm (nấm linh chi, nấm rơm, nấm sò, nấm chân dài, nấm mộc nhĩ, nấm trân châu).

        1.2. Lĩnh vực giống cây trồng:

            - Sản xuất giống nuôi cấy mô, nuôi cấy mô vi ghép cây chuối, hoa, lan các loại;

            - Sản xuất giống ghép, hom, hạt cây song - mây, tiêu Tiên Phước, mít ruột đỏ, mít cao sản, mít siêu sớm (Changai), ổi lê Đài Loan, bưởi các loại.

       1.3. Lĩnh vực bảo quản sau thu hoạch:

           - Cung cấp thiết bị sấy phục vụ bảo quản nông sản;

           - Chế biến tiêu đen Tiên Phước thành tiêu sọ;

          - Sản xuất hỗn hợp chế phẩm sinh học có bản chất tự nhiên kết hợp một số phụ gia an toàn phù hợp để xử lý bảo quản một số nguồn nguyên liệu thủy sản đánh bắt và nuôi trồng.

       2. Ứng dụng và chuyển giao tại các địa phương:

           - Công nghệ bảo quản nông sản: Đã chuyển giao lắp đặt thiết bị sấy nông sản tại 04 huyện miền núi và 01 huyện trung du, thông qua thiết bị sấy khô tiêu chuẩn đã giải quyết cái khó từ bao đời nay là vào mùa thu hoạch gặp mưa sản phẩm bị hư hỏng, ẩm mốc, nẩy mầm, làm thất thoát, hao hụt gây thiệt hại kinh tế cho người dân.