Kết quả mô hình trồng rau an toàn tại huyện Phú Ninh

Trung tâm Ứng dụng và Thông tin Khoa học-Công nghệ Quảng Nam phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phú Ninh triển khai Đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Tam An, huyện Phú Ninh” từ năm 2017-2018.

Vùng Gò Sen thuộc thôn An Hòa xã Tam An có diện tích khoảng 1,2 ha được 16 hộ dân trồng rau từ nhiều năm qua, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng thuận lợi để xây dựng vùng sản xuất rau an toàn (RAT). Tuy nhiên, nhiều năm qua bà con canh tác theo phương thức truyền thống, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên chưa tạo dựng được thương hiệu RAT cho người dân địa phương.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế sản xuất và nguyện vọng của người dân trồng rau của huyện Phú Ninh nói chung, người dân thôn An Hòa xã Tam An nói riêng, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin Khoa học-Công nghệ Quảng Nam phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phú Ninh triển khai Đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Tam An, huyện Phú Ninh” từ năm 2017-2018. Mục tiêu của đề tài là: Xây dựng mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh chức năng (HCVSCN) từ phế phụ phẩm trong nông nghiệp tại hộ gia đình; sử dụng sản phẩm phân (HCVSCN) sản xuất rau an toàn;  tạo ra sản phẩm an toàn với công nghệ đơn giản, phù hợp với khả năng người nông dân, góp phần giảm thiểu tác hại sức khỏe con người, do sử dụng thực phẩm ô nhiễm phân bón, nước tưới và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, làm cơ sở khoa học để nông dân tiếp tục mở rộng sản xuất và người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm rau của nông dân từ đề tài.

Nội dung chính của đề tài là xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn diện tích 3.000m2 với 6 loại rau ăn lá và ăn quả gồm: Cải xanh, mồng tơi, khổ qua, bí xanh, dưa leo và Cải mầm. Trong đó lắp đặt hệ thống tưới phun và ứng dụng nhiều chế phẩm vi sinh do Trung tâm sản xuất như chế phẩm FBP để sản xuất phân hữu cơ vi sinh chức năng (HCVSCN) tại chỗ, chế phẩm phân bón lá chiết xuất trùn quế, chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma…vào mô hình canh tác cây rau

 

Dưa leo và khổ qua tại mô hình

 

 

Kết quả theo dõi cho thấy, năng suất các loại rau tại mô hình cao hơn đối chứng từ 5-10%

    Bảng 1. Các chỉ tiêu theo dõi và năng suất vụ Đông Xuân

TT

Loại rau

Chỉ tiêu theo dõi

 

 

Mật độ trồng

(cây/m2)

Số cây hữu hiệu /m2

 

Số quả hữu hiệu /cây

Tin liên quan