Tỉnh Quảng Nam nằm trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, việc phát triển nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, mà nhất là các huyện trung du và miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chưa xác định được cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế hộ gia đình và việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng còn nhiều hạn chế.
Đất canh tác nông nghiệp ở các huyện trung du miền núi nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung đa phần kém màu mỡ, khô hạn do trong quá trình canh tác người dân ít sử dụng các loại phân bón hữu cơ và phân có nguồn gốc vi sinh vật, mà chủ yếu lạm dụng quá nhiều phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật nên đất đai ngày càng chai cứng, thoái hóa. Ngoài ra, tại các huyện miền núi do độ dốc lớn, hiện tượng rửa trôi tầng đất mặt xảy ra khá phổ biến làm cho đất ngày càng nghèo dinh dưỡng; bên cạnh đó việc sản xuất nông nghiệp không bền vững dẫn đến môi trường đất, nước và không khí bị ô nhiễm nặng và hiện tượng biến đổi khí hậu đã làm cho tình hình thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp diễn ra khá trầm trọng. Do đó, việc đưa các sản phẩm vi sinh vật cải tạo đất và nấm rễ cộng sinh để cải tạo đất xấu thành đất tốt, rất thiết thực đối với sản xuất nông nghiệp tại Quảng Nam.
Phương hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới là phấn đấu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng đa dạng hóa và hợp lý, xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững. Vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội là phải bền vững, an toàn và đảm bảo an ninh lương thực, nghĩa là phải nâng cao hiệu quả đối với cây trồng, hạn chế đến mức thấp nhất sự ô nhiễm làm phương hại đến môi trường sống. Hiện nay, nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã xem việc ứng dụng công nghệ vi sinh là cốt lõi để giải quyết vấn đề này; hàng loạt thành tựu nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vi sinh ra đời; đặc biệt là việc phân lập, sử dụng các loại chế phẩm vi sinh, nấm có ích giúp phân giải, tổng hợp các chất vô cơ… thành hữu cơ phức hợp nhằm tăng khả năng hấp thụ và tăng nhanh năng suất, chất lượng cây trồng, cải tạo đất, tạo sinh chất giữ ẩm cho đất, tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn và giúp nông nghiệp phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường sống.
Một trong những nội dung quan trọng của nông nghiệp hiện nay là phải áp dụng triệt để các sản phẩm có nguồn gốc sinh học trong quá trình canh tác; qua đó đảm bảo được tính ổn định, khả năng cải thiện, nâng cao độ phì đất, gia tăng hiệu quả sử dụng phân khoáng, kiểm soát từ đầu các tác nhân gây bệnh cho cây có trong đất.
Chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất có tác dụng tăng chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng, tăng độ ẩm đất, sức đề kháng, năng suất cho cây trồng. Chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất có chứa 04 chủng vi sinh vật có lợi như:
- Vi sinh vật có khả năng cố định ni tơ (Azotobacter choococcum),
- Vi sinh vật có khả năng phân giải phốt phát khó tan (Bacillus megaterium),
- Vi sinh vật có khả năng hòa tan kali (Paenibacillus castaneae),
- Vi sinh vật có khả năng sinh chất giữ ẩm polysaccarit (Lipomyces starkeyi).
Xuất phát từ những phân tích thực tế nêu trên tại tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KH-CN Quảng Nam đề xuất thực hiện dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất, sử dụng chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất và nấm rễ cộng sinh Mycorrhiza phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững tại tỉnh Quảng Nam”.
Dự án được triển khai tại 4 huyện: Đại Lộc xây dựng mô hình trồng đậu xanh 208; Đông Giang xây dựng mô hình trồng ngô lai PAC 339; Nông Sơn xây dựng mô hình trồng trụ lông Đại Bình, bưởi da xanh; Tiên Phước xây dựng mô hình trồng thanh trà Tiên Hiệp.
Trong số 4 huyện thì Đại Lộc là mô hình triển khai đầu tiên đã cho kết quả; mô hình các huyện còn lại đang tiến hành.
Mô hình khảo nghiệm trồng cây đậu xanh 208 sử dụng chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất tại huyện Đại Lộc (Theo đề cương thuyết minh).
Diện tích thực hiện mô hình là: 0,5 ha (5.000 m2).
- Khảo nghiệm diện hẹp:
+ Loại đất khảo nghiệm: đất phù sa và đất xám bạc màu
+ Địa điểm: Thôn 4, xã Đại An, huyện Đại Lộc
+ Diện tích/loại đất: 20 m2/ô x 3 lần nhắc x 4 công thức (1CT đối chứng, 3 CT khảo nghiệm) x 2 loại đất = 480 m2
+ Thời vụ: triển khai vụ Đông - Xuân 2017-2018
+ Liều lượng sử dụng chế phẩm VSV: Chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất: 0