Thực trạng và giải pháp tái sử dụng bã thải nấm rơm trên địa bàn huyện Thăng Bình

Với chủ trương khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển làng nghệ xây dựng nông thôn mới, nghề trồng nấm được người dân, các ngành, chính quyền một số địa phương quan tâm đầu tư phát triển.

          Trong những năm gần đây, nghề trồng nấm ở Việt Nam đang rất phát triển, đem lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế cho bà con nông dân nói riêng và cho cả nước nói chung, đến nay đã có nhiều hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chọn nuôi trồng nấm làm nghề sinh sống chính của gia đình và đã đạt được nhiều kết quả, tập trung ở các huyện như Đại Lộc, Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn,… Các loại nấm được nuôi trồng chủ yếu là nấm rơm, nấm sò, nấm linh chi, nấm mộc nhĩ…

Theo kết quả điều tra, khảo sát huyện Thăng Bình hiện có 7 trên 22 xã, thị trấn có người dân hiện đang sinh sống bằng nghề nuôi trồng nấm là các xã Bình Định Bắc, Bình Trị, Bình Tú, Bình Lãnh, Bình Quý, Bình Phú và thị trấn Hà Lam. Tập trung nhiều nhất ở xã Bình Trị, Bình Tú.

Xã Bình Tú có 20 hộ dân đang nuôi trồng nấm rơm phân bố trên địa bàn 9 thôn Tú Phương, Phước Cẩm, Trường An, Tú Ngọc A, Tú Ngọc B, Tú Cẩm, Tú Nghĩa, Châu Lâm, Tú Mỹ. Số lượng hộ nuôi trồng nấm không nhiều nhưng 100% các hộ dân này đều có thời gian nuôi trồng nấm rơm từ 2 năm trở lên. Khoảng 60% trong số đó có kinh nghiệm nuôi trồng nấm rơm trên 10 năm, đặc biệt có gia đình đã nuôi trồng nấm rơm được 15-17 năm, thậm chí 21 năm. Tại xã Bình Trị, số hộ nuôi trồng nấm gấp gần 5 lần so với Bình Tú - là xã tập trung nhiều hộ trồng nấm rơm nhất trên địa bàn huyện Thăng Bình. Hiện nay, toàn xã có 96 hộ gia đình đang sinh sống bằng nghề nuôi trồng nấm rơm tập trung ở các thôn Vinh Đông, Nam Tiễn, Châu Lâm, Việt Sơn và Vinh Nam. Trong đó, hầu hết các gia đình có thời gian nuôi trồng nấm rơm khoảng 3-4 năm. Số gia đình có kinh nghiệm nuôi trồng nấm từ 10 năm trở lên là 20 gia đình, chiếm hơn 17%.  Ngoài ra, có trên 19% trong tổng số 96 hộ đã nuôi trồng nấm từ 5-10 năm.

Lượng rơm các hộ gia đình sử dụng mỗi tháng cho nuôi trồng nấm rơm là khá lớn. Trung bình một hộ dùng khoảng 4,5 tấn rơm/tháng, có thể chia ra ủ từ 2-4 lần. Tại xã Bình Tú, với 20 hộ dân nuôi trồng nấm, tổng lượng rơm sử dụng mỗi tháng lên tới hơn 100 tấn,  trung bình mỗi gia đình sử dụng khoảng hơn 5 tấn rơm/tháng/hộ. Trong đó, có 12/20 gia đình có lượng rơm ủ mỗi tháng dao động từ 5-10 tấn rơm. Đối với xã Bình Trị, số lượng hộ dân tham gia nuôi trồng nấm cao hơn xã Bình Tú cũng như các xã khác trên địa bàn huyện. Tùy vào số lượng lao động và điều kiện của mỗi gia đình mà lượng rơm ủ mỗi tháng là khác nhau, dao động từ khoảng 1 – 9 tấn/tháng. Trung bình mỗi gia đình sử dụng hơn 4 tấn rơm/tháng.

Quảng Nam là tỉnh có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng nấm rơm, chính vì vậy, nghề này được duy trì ở tất cả các tháng trong năm. Từ kết quả trên có thể suy ra tổng lượng rơm sử dụng mỗi năm cho hoạt động nuôi trồng nấm rơm trên địa bàn 02 xã khoảng hơn 6.000 tấn rơm/năm. Nếu mỗi gối rơm đưa vào trại là 2 kg sau khi trải qua quá trình nuôi trồng sẽ giảm khối lượng còn khoảng 1,5 kg thì mỗi năm có khoảng 4.500 tấn bã thải nấm rơm được thải ra môi trường. Riêng đối với xã Bình Trị, với số lượng hộ nuôi trồng nấm cao nhất trên toàn huyện, tổng lượng rơm sử dụng mỗi năm lên khoảng 5.000 tấn rơm/năm. Như vậy, mỗi năm có khoảng 3.500 tấn bã thải được đưa ra môi trường từ hoạt động này. Nếu lượng bã thải rơm này không được xử lý mà chỉ chất đống ngoài môi trường thì điều gì sẽ xảy ra sau một năm, hai năm hay vài năm nữa? Đây là vấn đề cần được các cấp chính quyền cũng như người dân địa phương quan tâm, có nhận thức đúng và tìm hướng giải quyết.

20180312_101454

            Ảnh: Bã thải được đổ hai bên đường của các hộ nuôi trồng nấm ở xã Bình Trị, huyện Thăng Bình

Qua khảo sát tại 02 xã Bình Trị và Bình Tú cho thấy, bã thải nuôi trồng nấm rơm chỉ được tận dụng một phần vào mùa nắng bằng cách đốt thu tro để bón ruộng, phần còn lại được thải trực tiếp ra môi trường. Bã thải được đổ trong vườn của các hộ nuôi trồng nấm, nhà có vườn rộng thì dành một khu vực để chứa bã thải chờ đốt hoặc hoai mục, các nhà có diện tích nhỏ, hầu hết đất đai đã sử dụng để làm nhà nuôi trồng thì bã thải được đổ ngay cạnh các nhà nuôi trồng nấm rơm, thậm chí một số gia đình còn đổ bã thải lên trên mái nhà. Việc xả thải như vậy thường gây ảnh hưởng đến môi trường nuôi trồng nấm và sinh hoạt của người dân, làm ảnh hưởng đến chất lượng nấm rơm nên hầu hết các hộ dân chọn cách đổ bã thải ra các khu vực công cộng của địa phương như bờ ruộng, ven đường, bờ kênh, thậm chí là đổ xuống kênh mương,... gây ảnh hưởng đến môi trường mỹ quan, giao thông, ngăn cản dòng chảy của kênh mương. Ngoài ra, bã thải chất đống lâu ngày, phân hủy chậm gây rỉ nước, bốc mùi hôi thối, nước rỉ ra từ các đống bã thải sẽ theo nguồn nước ruộng, kênh mương làm ô nhiễm nguồn nước tại khu vực xả thải cũng như các khu vực xung quanh. Muốn lượng bã thải này phân hủy phải mất nhiều thời gian, dưới tác động của nắng mưa, tạo độ ẩm cho các loại nấm mốc dại sinh trưởng, phát triển và phát tán theo nguồn nước và không khí đến các khu vực nuôi trồng, canh tác, ít nhiều gây ảnh hưởng đến năng suất của hoạt động nuôi trồng nấm rơm cũng như trồng trọt và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người cũng như vật nuôi.

Với khối lượng bã thải quá lớn sau nuôi trồng nấm mỗi năm như kết quả điều tra ở trên thì cần quan tâm đến công tác xử lý bã thải sau nuôi trồng nấm rơm để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nuôi trồng, môi trường sống của người dân. Việc quan tâm đó thể hiện từ nhận thức, trách nhiệm của các hộ gia đình, các cơ quan ban ngành, địa phương trong việc giải quyết bức xúc này.

Để đánh giá thực trạng khách quan về mức độ ô nhiễm và biện pháp xử lý bã thải sau nuôi trồng nấm, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát tại 2 xã Bình Tú và Bình Trị

Bảng 1. Nhận thức người dân về sự ô nhiễm của bã thải sau nuôi trồng nấm

Ô nhiễm môi trường

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Bình Tú

Bình Trị

97

83,6

1

96

Không

19

16,4

19

0

(Nguồn: Số liệu điều tra tại địa bàn nghiên cứu, tháng 02 năm 2018)

Qua khảo sát, có 83,6% câu trả lời là bã thải nấm rơm có ảnh hưởng đến môi trường và 16,4% ý kiến cho rằng bã thải nấm rơm không gây ảnh hưởng đến môi trường. Đối với xã Bình Trị, với mật độ các hộ nuôi trồng nấm dày đặc, các hộ tập trung tại một khu vực của thôn đông đúc, người dân ý thức được việc thải bã thải nuôi trồng ra ngoài môi trường là có sự ảnh hưởng nhất định. Trong số 96 hộ đều thống nhất là bã thải nấm rơm có ảnh hưởng đến môi trường và họ mong muốn được hỗ trợ giải quyết lượng bã thải này để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường địa phương cũng như chất lượng môi trường nuôi trồng của gia đình.

Về mức độ ảnh hưởng của bã thải nấm rơm đến môi trường

Kết quả điều tra thể hiện qua bảng 2.

Bảng 2. Mức độ ảnh hưởng của bã thải nấm rơm đến môi trường

Mức độ ảnh hưởng

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Bình Tú

Bình Trị

Ít ảnh hưởng

6

5,2

0

Tin liên quan